Cayduacan

Cay Duacan

Name: 
Cay Duacan
About me: 
Cây nhỏ cao 0,4-0,8m, bộ rễ phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày, có cành đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, dài 3-8cm, rộng 1-2,5cm. Hoa trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên, quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3mm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm. Cây dừa cạn thường xuất hiện ở đâu? Dừa cạn còn gọi là hải đằng, bông dừa, dương giác, trường xuân, hoa hải đằng là loại cây có tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Loại cây này sống chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nắng nóng quang năm như Braxin, Philipin, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… Ở nước ta, cây dừa cạn thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Cây dừa cạn có tác dụng trị bệnh như thế nào? Cây dừa cạn không chỉ là loại cây thường được trồng làm kiểng mà còn được xem là một cây thuốc dễ tìm, có thể điều trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Tính vị, tác dụng và dược lý cây dừa cạn: Dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có độc, có tác dụng kháng nam, trấn tĩnh, an thần, tĩnh can, giáng áp, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. 8 công dụng chính của cây dừa cạn 1. Ung thư máu, viêm đại tràng Lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô đem sao vàng, rồi sắc với nước trên lửa nhỏ. Uống trong ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần. 2. Trị tăng huyết áp Với những người bệnh thường xuyên bị tăng huyết áp không kiểm soát, ngoài chế độ ăn uống điều độ, cũng có thể lấy 20g thân cây dừa cạn, đem sao khô vàng, sau đó thêm 20g lá dâu. Cho vào ấm đất, đun lấy nước, uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. 3. Trị đau nhức Khi bị mỏi hay đau nhức xương khớp, tay chân, có thể lấy một lượng bằng nhau lá dừa cạn và lá hoa hòe đem giã nhỏ ra sau đó đắp lên vùng đau sẽ thấy cơn đau nhức thuyên giảm đi rất nhiều. 4. Mất ngủ Nếu thường xuyên bị khó ngủ, lấy 12g hạt muồng sao đen và lá vông nem, kết hợp với 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng sắc uống trước khi đi ngủ sẽ dễ ngủ và giấc ngủ sâu hơn. 5. Trị u xơ tuyến tiền liệt Người bệnh khi mắc bệnh u xơ tuyến tền liệt có thể lấy dừa cạn, huyền sâm, chè khô, xuyên sơn mỗi thứ 12g, 5g hoàng trinh nữ, 10g bối mẫu; cát căn, đinh lăng mỗi thứ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ba lần. 6. Phụ nữ bị bế kinh Bế kinh thường khiến phụ nữ bị đau bụng kinh, bụng đầy, mặt đỏ và cáu gắt khó chịu với người khác. Khi rơi vào tình trạng này lấy 16g dừa cạn phơi khô, 12g, nga truật, 8g chỉ xác, 16g trạch lan, 16g huyết đắng, 12g hương phụ, 10g hồng hoa, tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 7. Rong kinh Phụ nữ bị rong kinh có thể lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày. 8. Trị bệnh trĩ Cây dừa cạn được xem là phương thuốc chữa trị bệnh trĩ, búi trĩ sưng đau, tiết dịch, chảy máu tươi khá hiệu quả hiện nay. Lấy 1 lượng hoa và lá dừa cạn, lá thầu dầu tía bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp vào vùng trĩ. Đồng thời cho uống bài sau: dừa cạn (sao vàng) 20gam, cỏ mực 20gam, phòng sâm 16gam, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10gam, cam thảo 12gam. Sắc ba lần uống ba lần, ngày 1 thang. Dùng thuốc 10 ngày liền. Nghỉ 3 – 4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.